Mật ong & 11 điều nhất định phải biết trước khi sử dụng

Mật ong & 11 điều nhất định phải biết trước khi sử dụng

Mật ong & 11 điều nhất định phải biết trước khi sử dụng

ĐẠI LÝ CHÍNH THỨC TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SAFFRON VIỆT NAM

ĐẠI LÝ CHÍNH THỨC TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SAFFRON VIỆT NAM
ĐẠI LÝ CHÍNH THỨC TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SAFFRON VIỆT NAM

Mật ong & 11 điều nhất định phải biết trước khi sử dụng

1. Mật ong là gì?

Mật ong là một loại chất lỏng có tính sánh, vị ngọt và được tạo ra từ chất ngọt mà các con ong thu thập từ phấn hoa. Hiện nay có hơn 300 loại mật ong và chúng khác nhau về cả màu sắc và mùi vị.

Thành phần chủ yếu của mật ong là đường, các axit amin, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,….Do giàu giá trị dinh dưỡng và có vị ngọt nên mật ong thường được dùng như một chất tạo ngọt cho thực phẩm và cả sử dụng để làm dược liệu, thuốc, thực phẩm chức năng giúp chăm sóc sức khỏe & làm đẹp.

2. Tác dụng của mật ong

Không phải ngẫu nhiên mà chúng được xem là một “siêu thực phẩm”. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao nên chúng có rất nhiều công dụng, cả về chăm sóc sức khỏe, phòng chữa bệnh, cả về làm đẹp thẩm mỹ.

Một số công dụng cho sức khỏe:

  • Kháng viêm, kháng khuẩn
  • Thanh quản, trị ho
  • Bồi bổ cơ thể
  • Phòng ngừa các chứng bệnh tim mạch
  • Cải thiện tình trạng bệnh thần kinh
  • Giảm stress, giảm căng thẳng lo âu
  • Tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân
  • Hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa

Một số tác dụng về làm đẹp:

  • Kháng viêm, ngừa mụn
  • Cấp ẩm cho da
  • Hỗ trợ se khít lỗ chân lông
  • Giúp da mềm mịn, căng bóng

3. Phân biệt mật ong thật giả

Hiện nay trên thị trường mật ong bị làm giả rất nhiều. Đa số nhiều người thường làm giả mật ong từ đường, mật mía,…và bán với giá cao nhằm thu lợi. Do đó hãy tham khảo một số cách phân biệt mật ong thật giả đơn giản dưới đây:

  • Nhỏ mật ong vào nước lọc:
  1. Cách đơn giản và dễ thực hiện nhất chính là dùng nước lọc. Lấy một cốc nước lọc sạch và nguội rồi nhỏ một vài giọt mật vào đó.
  2. Nếu kết quả nhận được là những viên mật ong tròn, không tan và chìm xuống dưới đáy cốc thì đó là mật thật.
  3. Còn mật hòa tan với nước khi vừa nhỏ vào thì đó chính là mật giả, chúng được trộn với đường hoặc các hợp chất tạo ngọt khác.

Phân biệt mật ong thật giả

  • Thử với giấy:
  1. Chuẩn bị một mẫu giấy thấm dầu rồi nhỏ lên đó một giọt mật ong cần phân biệt.
  2. Nếu giọt mật vo tròn và tan chậm hoặc không tan thì đó chính là mật thật. Ngược lại, nếu mật nhanh chóng loãng ra và thấm vào giấy thì đó không phải là mật nguyên chất.
  3. Trong mật ong có đến 17.2% là nước và lượng nước này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại mật và cả mùa thu hoạch. Do đó, mức độ tan của mật trên giấy thấm còn có thể kiểm tra được độ đậm đặc của mật.

Phân biệt mật ong thật giả

  • Dùng hành tươi thử
  1. Ngoài hai cách trên, thể dùng hành tươi để thử độ nguyên chất của mật ong. Lấy một lượng nhỏ mật cho vào một vật đựng như chén, ly hoặc dĩa. Sau đó nhúng một nhánh hành lá tươi vào chỗ mật đó và chờ xem kết quả.
  2. Nếu nhánh hành lá mềm đi, héo lại và chuyển sang mà hơi nâu thì đó chính là mật thật. Còn ngược lại, nhánh hành lá không có thay đổi thì đó là mật giả.
  3. Trên thực tế, mật ong là một loại thực phẩm có vị nóng (không phải tính nóng – theo Đông y thì mật có tính hàn). Do vậy khi nhúng hành lá vào thì chúng sẽ có những thay đổi nhất định. Và sự thay đổi nhiều hay ít của hành lá còn giúp bạn nhận biết được độ nguyên chất và độ đậm đặc của nó.

Phân biệt mật ong thật giả

4. Phân biệt mật ong rừng & mật nuôi

  • Qua vị giác: Khi nếm có vị khé, cái này thì mật nuôi chưa có loại nào cho ra được cái vị khé này.
  • Qua mắt nhìn: Mật nuôi cảm giác nhìn xuyên qua được, mật ong rừng thì đục.

Phân biệt mật ong rừng & mật nuôiVới 2 cách trên có thể phân biệt nuôi và rừng một cách cơ bản. Còn về “nâng cao”, người bán mà không có tâm, trộn mật ong nuôi và mật ong rừng cùng 1 giống ong theo tỷ lệ phù hợp thì có trời mới biết được nếu không sử dụng máy móc.

5. Uống mật ong vào lúc nào tốt nhất?

Trên thực tế uống mật ong vào mỗi khung giờ sẽ có những lợi ích khác nhau. Uống vào buổi sáng hay tối đều được. Tùy từng mục đích mà bạn có thể tham khảo một số khung giờ sau:

  • Buổi sáng: dành cho người cần bồi bổ cơ thể, tăng đề kháng, người bị đau dạ dày, người cao tuổi, người có hệ tiêu hóa kém, người muốn giảm cân,….
  • Buổi tối: dành cho người bị stress, căng thẳng, người bị mất ngủ, khó ngủ, người bị bệnh tim mạch, huyết áp,….

Uống mật ong vào lúc nào tốt nhất?

Uống mật ong trước hoặc sau khi ăn đều được. Tuy nhiên thông thường mọi người hay dùng mật ong trước khi ăn hoặc sau ăn từ 1 – 2 tiếng. Cách dùng phổ biến nhất là pha mật ong cùng nước ấm. Ngoài ra có thể cho thêm các dược liệu quý khác như tinh bột nghệ, gừng, nhân sâm, nấm linh chi, Saffron (nhụy hoa nghệ tây),….

Một số người cũng thường dùng mật ong để chưng, hấp cách thủy hoặc ăn trực tiếp để làm ấm cổ, ngừa ho, kháng viêm & bảo vệ thanh quản.

6. Không nên uống mật ong khi nào?

Không nên dùng mật ong trực tiếp khi đói, hoặc đang mệt mỏi, mất sức. Thay vào đó hãy pha mật ong cùng nước ấm và uống. Bởi mật ong chứa hàm lượng glucose lớn, nên sẽ dễ khiến bạn bị chướng bụng, khó tiêu, và giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng ở các bữa ăn kế tiếp. Vậy nên đừng dùng mật trực tiếp khi đói, hãy pha loãng rồi uống.

Không nên uống mật ong khi nào?

7. Ai không nên dùng mật ong?

Ai không nên uống nghệ mật ong? Ai kỵ với mật? Tuy giàu giá trị dinh dưỡng nhưng vẫn có một số đối tượng không nên dùng chúng, chẳng hạn như:

  • Trẻ em dưới 12 tháng
  • Phụ nữ mang thai dưới 5 tháng
  • Người bị tiểu đường
  • Người bị rối loạn tiêu hóa
  • Người vừa phẫu thuật
  • Người cơ địa dễ bị dị ứng

8. Mật ong kỵ với cái gì?

Là một loại thực phẩm thiên nhiên được cho là lành tính. Thế nhưng mật ong vẫn kỵ kết hợp cùng một số thứ.

Mật ong kỵ với cái gì?

  • Đậu nành & một số sản phẩm làm từ đậu tương, đậu nành như đậu phụ, tàu hũ, sữa đậu,…
  • Cá chép
  • Cá diếc
  • Cua
  • Thì là
  • Hành tây
  • Sắn dây

Nên hạn chế kết hợp mật ong với những thứ này để tránh gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc và ảnh hưởng tới sức khỏe.

9. Mật ong nên kết hợp cùng gì?

Có thể kết hợp mật cùng một số nguyên liệu, dược liệu quý để tăng thêm giá trị dinh dưỡng và công dụng cho sức khỏe, làm đẹp. Ví dụ như:

  • Mật ong ngâm tinh nghệ: chữa đau dạ dày, viêm loét, trào ngược dạ dày; làm mặt nạ dưỡng trắng da, mờ nám sạm,…
  • Mật ong ngâm Saffron (nhụy hoa nghệ tây): kháng viêm, tăng đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, chống oxy hóa; ngừa lão hóa; điều hòa nội tiết, giảm nám sạm từ bên trong,…

Mật ong nên kết hợp cùng gì?

  • Mật ngâm đông trùng hạ thảo: bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, bổ máu, cải thiện sinh lý, cải thiện chức năng gan thận,…
  • Mật ong ngâm sâm: bổ huyết, lưu thông máu, cải thiện dương cương, giảm mệt mỏi căng thẳng,…

Mật ong nên kết hợp cùng gì?

  • Mật ngâm tỏi: kháng viêm, ngừa ho, giải cảm, tiêu đờm, bảo vệ cổ họng,…
  • Ngoài ra có thể kết hợp mật ngâm cùng chanh đào, ngâm gừng, ngâm hoa đu đủ (đực), ngâm rượu,….tùy mục đích sử dụng.

10. Cách bảo quản

Để mật luôn sánh mịn, thơm ngọt và giàu giá trị dinh dưỡng thì cần chú ý đến khâu bảo quản. Vậy bảo quản thế nào để mật được chất lượng và dùng trong thời gian lâu nhất?

  • Chai lọ: nên ưu tiên chọn chai, hũ, bình thủy tinh để đựng mật sẽ tốt nhất. Chất mật sẽ sánh mịn và giữ được màu sắc, độ ngọt lâu hơn. Hoặc cũng có thể đựng trong các chai, hũ nhựa sạch. Lưu ý vặn nắp chặt sau mỗi lần sử dụng. Không nên dùng các chai, bình gỗ hay kim loại để bảo quản mật.

Cách bảo quản

  • Nơi bảo quản: nên để hũ mật ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Ngoài ra cũng nên để mật tránh xa nguồn nhiệt (bếp lửa, bếp ga,…). Thường để những nơi ít ánh sáng thì mật sẽ ngon & chất lượng nhất. Không để mật ong dưới nền gạch vì thường nhiệt độ khá thấp sẽ làm mật ong của bạn kết tinh. Tránh xa những nguồn tạo nhiệt (nóng và lạnh) để đảm bảo chất lượng mật ong.

Cách bảo quản

  • Nhiệt độ: thông thường nhiệt độ lý tưởng cho mật là từ 21 – 26 độ C. Do đó cũng không cần thiết phải bảo quản trong tủ lạnh. Thậm chí nếu đã bảo quản lạnh, khi để mật ra ngoài rất dễ hỏng. Lưu ý nữa là nhiều nhà hay để mật ở phòng bếp hay các kệ gia vị gần bếp lửa, bếp từ,…điều này cũng hoàn toàn không nên.

Một số lưu ý khi bảo quản:

  • Không để mật ở nơi có nguồn nhiệt cao
  • Không để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào hũ/chai mật
  • Hạn chế để mật với những đồ có mùi (tỏi, hành, sầu riêng,….)
  • Hạn chế để bụi bẩn, nước,…và một số thứ bên ngoài lọt vào mật

11. Mật ong có thể để được bao lâu?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng mật ong nguyên chất, đặc biệt là mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt. Trên thực tế đây là một quan niệm sai lầm.

Hạn sử dụng phổ biến nhất của mật được khuyến cáo cho người tiêu dùng là chỉ 2 năm mà thôi. Vậy nên cần bỏ ngay suy nghĩ mật ong có thể để muôn đời, vì theo thời gian, mật sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại. Mặc dù là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng để tăng cường đề kháng và sức khỏe, nhưng khi mật ong đã sinh độc và hết giá trị dinh dưỡng, bạn nên vứt đi ngay.

Mật ong có thể để được bao lâu?

Những sự biến đổi của mật ong dễ nhận thấy là:

  • Thay đổi màu sắc: Mật ong khi còn tươi mới sẽ có màu vàng đến vàng nâu, mật ong để lâu ngày sẽ biến đổi sang màu sậm đen dần.
  • Thay đổi mùi hương: Mật ong bình thường sẽ có hương thơm ngọt dễ chịu, mật ong biến chất khi ngửi mùi rất khác lạ và khó chịu.
  • Thay đổi vị: Mật ong bình thường sẽ có vị ngọt hơi chua, nhưng khi để lâu vị chua sẽ tăng lên, thậm chí có cả vị cay do một số chất lên men.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về mật ong mà ai cũng nên tham khảo trước khi sử dụng.

 Tags:

×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký